image bannerimage banner

   VIDEO XEM NHIỀU
Khai giảng 2018-2019

Tổng kết công tácĐTN2016-2017

Khai giảng và khánh thành (2014)

Múa Tấm cám-P. Dung, T.Trang

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 9
  • Trong tuần: 3 414
  • Tất cả: 742084
THPTChuyenBinhLong
Chỉ thị số 10/CT-TTg về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 10/CT-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐƯA NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀO GIẢNG DẠY TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TỪ NĂM HỌC 2013-2014

 

Sau 3 năm triển khai thí điểm thực hiện Quyết định 137/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng (gọi tắt là Đề án 137) đến nay đã có đủ điều kiện để đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy từ năm học 2013-2014 tại các cơ sở giáo dục, đào tạo (tcấp trung học phổ thông trở lên). Để thực hiện tốt việc đưa nội dung phòng, chng tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Thanh tra Chính phủ:

a) Rà soát, hoàn thiện, phê duyệt, phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập hun v phòng, chng tham nhũng dành cho giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; giáo viên các trường trung học phổ thông; giảng viên, giáo viên các trường hành chính, quản lý nghiệp vụ thuộc cơ quan, tchức của Đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, tchức chính trị - xã hội; hoàn thiện chuyên mục phòng, chống tham nhũng trên Trang thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ, đăng tải, cung cấp thông tin kịp thời các tài liệu đã được các Bộ, ngành biên soạn, phê duyệt, tư liệu về các vụ án tham nhũng trong và ngoài nước, kinh nghiệm của nước ngoài về phòng, chống tham nhũng phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.

b) Hỗ trợ tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu, báo cáo viên giúp các Bộ, ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng.

c) Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện và giảng dạy nội dung phòng, chng tham nhũng theo quy định của pháp luật.

d) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hp, hiệu quả.

Phối hp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân ti cao trong việc rà soát, điều chỉnh, phê duyệt chương trình, nội dung giảng dạy phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân ti cao.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Rà soát, hoàn thiện và tổ chức phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy dùng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ; hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chng tham nhũng vào chương trình giảng dạy trong kế hoạch đi mới chương trình, tài liệu, sách giáo khoa phù hợp với từng cp học.

b) Hằng năm xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy v phòng, chng tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, trừ các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia H Chí Minh.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

d) Phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm việc giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh:

a) Rà soát, điều chỉnh và tổ chức phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy v phòng, chng tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ và hệ đào tạo, bồi dưỡng thuộc trách nhiệm quản lý của Học viện.

b) Hằng năm xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy về phòng, chng tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, Học viện.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện giảng dạy nội dung phòng, chng tham nhũng thuộc thm quyền của Bộ, Học viện.

d) Phối hp với Thanh tra Chính phủ tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm việc giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng.

4. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí và hướng dẫn các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục, đào tạo xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, đảm bảo cho việc tchức và giảng dạy nội dung phòng, chng tham nhũng đạt hiệu quả, tiết kiệm.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hp với Bộ Tài chính đảm bảo nguồn vốn và nguồn tài trợ quốc tế khác để các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện tốt nhiệm vụ đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng.

c) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hp với các Bộ, cơ quan có liên quan thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ “Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014” trong dự toán ngân sách hằng năm, trình cp có thm quyền quyết định.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông:

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các cơ quan thông tn, báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vphòng, chống tham nhũng nói chung và việc tổ chức triển khai thực hiện đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào các cơ sở giáo dục, đào tạo nói riêng.

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quyền quản lý.

b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, tổng hp chung trong dự toán ngân sách hằng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ “Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014” để các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thuộc phạm vi quản lý tổ chức thực hiện.

7. Các cơ sở giáo dục, đào tạo:

a) Trên cơ sở chương trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu tập huấn, tài liệu tham khảo đã được phê duyệt và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn giáo án, tổ chức giảng dạy, kim tra, đánh giá và tchức hoạt động ngoại khóa phù hợp với đặc đim của cơ sở giáo dục, đào tạo.

b) Căn cứ nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, tổng hp chung trong dự toán ngân sách hằng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

9. Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này, sơ kết rút kinh nghiệm việc giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, V.I (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ
THỦ TƯỚNG

(Đã kí)


Nguyễn Thiện Nhân

 

Tin tức mới
Xem nhiều