BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 5571/BGDĐT-TTr
V/v: Hướng dẫn thực hiện
Chỉ thị số 10/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2013
|
Kính gửi:
- Các sở giáo
dục và đào tạo;
- Các đại học, học viện, trường đại
học, cao đẳng và
trung
cấp chuyên nghiệp.
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng (PCTN) vào giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014; Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng
dẫn các Sở GD&ĐT, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp chỉ đạo và tổ chức đưa nội dung PCTN vào giảng dạy từ
năm học 2013-2014 như sau:
1. Về nội dung chương trình
a) Đối với trung học phổ thông: Nội dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào môn học Giáo dục công
dân với thời lượng là 6 tiết (được phân bổ trong 3 năm học từ lớp 10 đến lớp
12).
b) Đối với trung cấp chuyên nghiệp
(TCCN): Nội dung PCTN được giảng
dạy 4 tiết trong môn học Pháp luật TCCN với tổng số tiết của chương trình không
thay đổi, trong đó đã chuyển 4 tiết tự chọn (trong số 6 tiết tự chọn) thành 4
tiết bắt buộc và được bổ sung vào phần kiến thức bắt buộc 2 bài học về PCTN của
chương trình môn học này.
c) Đối với các cơ sở giáo dục đại học
có đào tạo trình độ đại học, cao đẳng không chuyên về luật: Nội dung PCTN được tích hợp, lồng ghép
vào môn học Pháp luật đại cương hoặc môn học khác phù hợp với thời lượng 5
tiết.
d) Đối với các cơ sở giáo dục đại học
có đào tạo trình độ đại học, cao đẳng chuyên về luật: Nội dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào môn Luật Hành chính,
Luật Hình sự hoặc môn học khác phù hợp với thời lượng 15 tiết, trong đó có 5
tiết tự nghiên cứu.
e) Chương trình ngoại khóa
- Các trường lựa chọn đưa nội dung PCTN vào các hoạt động ngoại khóa
phù hợp với đặc thù của từng cấp học với một số hình thức như: báo cáo chuyên
đề, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về PCTN, lồng ghép nội dung PCTN trong các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chính trị đầu năm, xây dựng chuyên mục
giáo dục về PCTN trên trang thông tin điện tử của trường…
- Kết hợp đưa nội dung PCTN với việc thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" (Đề án 1928).
2. Về giáo trình, tài liệu
- Tài liệu giảng dạy về PCTN của từng
cấp học do Bộ GD&ĐT chỉ đạo biên soạn;
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiến
hành biên tập, xuất bản đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý theo hạng mục sách
giáo khoa, cung ứng đủ số lượng cho thư viện các trường và theo sự đặt mua thêm
từ các cơ sở giáo dục, đào tạo;
- Tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các
cấp học và các nội dung liên quan được đăng tải trên trang thông tin của Bộ
GD&ĐT.
3. Về giáo viên, giảng viên
- Các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đã được
Bộ GD&ĐT phối hợp với Thanh tra Chính phủ tập huấn cho đội ngũ cốt cán
trong năm 2011 và 2012, chủ động triển khai theo hướng dẫn;
- Bộ GD&ĐT tiến hành Hội nghị,
triển khai đưa nội dung giảng dạy PCTN vào nhà trường, phối hợp với Thanh tra
Chính phủ triển khai tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cốt cán cho các địa phương
và các cơ sở giáo dục còn lại; tăng cường tiến hành tập huấn theo hình thức
trực tuyến, qua mạng đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm;
- Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các địa
phương và các cơ sở giáo dục chủ động bố trí giáo viên, giảng viên, tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy nội dung PCTN ngay trong năm học 2013-2014 và
những năm tiếp theo.
4. Về thời gian
Việc tổ chức
giảng dạy nội dung PCTN tại các cơ sở giáo dục, đào tạo được thực hiện theo
phương pháp lồng ghép, tích hợp vào các môn học được quy định phù hợp với từng
cấp học, đảm bảo không tăng về số tiết và
định mức giảng dạy của giáo viên và lồng
ghép tuyên truyền nội dung PCTN trong các hoạt động ngoại khóa.
a) Năm học 2013-2014: Tùy điều
kiện cụ thể để tổ chức giảng dạy nội dung PCTN trong học kỳ 1 hoặc học kỳ 2;
b) Các năm học tiếp theo: Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cho từng cấp học.
5. Về kinh phí
- Trên cơ sở các nội dung hướng
dẫn trên, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, các địa phương và các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch
chi tiết để tổ chức thực hiện;
- Đối với các nội dung cần triển khai
trong năm 2013, đề nghị các đơn vị được giao nhiệm vụ bố trí kinh phí trên cơ
sở cân đối từ nguồn kinh phí đã được giao năm 2013 để tổ chức thực hiện; từ năm
2014 trở đi các đơn vị chủ động xây dựng dự toán chi thực hiện Chỉ thị
10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào dự toán Ngân sách hàng năm của đơn vị gửi
cơ quan chủ quản (đối với các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp) và gửi cơ quan tài chính cùng cấp (đối với các sở
GD&ĐT) để được thẩm định và tổng hợp chung vào dự toán chi Ngân sách nhà
nước.
6. Trách nhiệm cơ quan đơn vị
a) Các Sở
GD&ĐT: Hướng dẫn các trường THPT và các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức
thực hiện và kiểm tra, báo cáo Bộ GD&ĐT định kỳ vào cuối năm học.
b) Các đại học, học viện, trường đại
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp: Lựa chọn môn học phù hợp để tích hợp,
lồng ghép nội dung giảng dạy PCTN; bố trí giáo viên, giảng viên giảng dạy chính khóa và có hình thức tổ chức
ngoại khóa thích hợp;
c) Trong quá trình chỉ đạo thực hiện
Chỉ thị, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, các địa phương và
các cơ sở giáo dục phản ánh về Bộ GD&ĐT (qua Thanh tra) để được hướng dẫn
và xử lý kịp thời.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (để
báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối
hợp);
- Các Sở GD&ĐT, các
ĐH, HV,
trường ĐH, CĐ, TCCN (để thực hiện);
- Các Vụ GDTrH, GDCN,
GDĐH, PC, HSSV, KHTC;
Các Cục CSVC, CNTT; NXBGDVN (để thực hiện);
- Lưu: VP, TTr.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã kí)
Nguyễn Thị Nghĩa
|